Thông tin mới nhất về tình hình Biển Đông

Philippines phê phán Trung Quốc: đề xuất vũ trang ngư dân


Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

Philippines hôm qua tuyên bố việc một quan chức Trung Quốc đề nghị trang bị vũ khí cho các ngư dân trên những vùng nước có tranh chấp sẽ chỉ làm căng thẳng gia tăng.
 

Chiến lược 'nghìn vết cắt' của Trung Quốc trên Biển Đông


Bắc Kinh đang ngày càng lấn tới ở Biển Đông với lực lượng mới, chiến thuật mới, con đường mới. Cùng lúc, họ tăng cường hoạt động ở mọi mặt trận từ dân sự tới quân sự; từ trị sự hành chính tới ngoại giao để “bọc lót” cho những lý lẽ lịch sử mơ hồ mà họ luôn đem ra áp dụng cho các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

 

Báo quân đội Trung Quốc cảnh báo Philippines

Tàu “Ngư chính 310” Trung Quốc được tới vùng biển tranh chấp với Philippines. 

Nhật báo quân đội giải phóng Trung Hoa hôm nay cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào nhằm “chiếm” chủ quyền bãi đá Hoàng Nham sẽ không được chính phủ và người dân hay quân đội Trung Quốc chấp nhận.
 

TRUNG QUỐC LẠI VI PHẠM CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM


Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền

Việt Nam phản đối các hoạt động xâm phạm chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi nhiều quan chức Trung Quốc đến hoặc công bố các dự án đối với hai quần đảo. 

Hải quân Việt Nam đứng gác trên đảo Trường Sa Lớn, thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng
 

Trung Quốc kêu gọi hải quân "cần chuẩn bị cho chiến tranh"

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi hải quân chuẩn bị sẵn sàng để có thể đối phó với xung đột, giữa lúc căng thẳng về hàng hải trong khu vực lên cao và việc Mỹ tích cực củng cố vị trí là một thế lực ở Thái Bình Dương.

Tầu sân bay ShiLang của Trung Quốc. Ảnh Xinhua

Hải quân nên "củng cố quá trình chuyển hóa và hiện đại hóa một cách vững vàng và chuẩn bị sẵn sàng cho giao tranh nhằm đóng góp tốt hơn cho an ninh quốc gia", AFP dẫn lời ông Hồ cho biết hôm qua tại cuộc họp của Quân ủy Trung ương.
 

Trung Quốc tiếp tục vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam

Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam
Biển Việt Blog - Ngày 22/11/2011, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đã cấp phép cho một công ty du lịch đưa khách đi tham quan từ đảo Hải Nam tới quần đảo Hoàng Sa.
Trước thông tin này, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định: "Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"; "Mọi hoạt động của nước ngoài tại khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và trái với tinh thần DOC".
Người phát ngôn ngoại giao Việt Nam cũng nhắc lại rằng hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung trong khu vực và tất cả các nước trên thế giới.
 

Đồng ca "Nơi đảo xa"


Từ bao đời nay, ông cha ta đã đổ công sức và cả xương máu để gìn giữ và bảo vệ các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trải qua rất nhiều thế hệ, mỗi người dân Việt Nam hôm nay luôn trân trọng và gìn giữ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đã có rất nhiều ca khúc viết về biển đảo quê hương, trong đó có “Nơi đảo xa” của nhạc sĩ Thế Song.Video ca khúc Nơi đảo xa của NS Thế Song – Đồng ca 600 người
Ngày 17-9, Mạng xã hội Việt Nam (go.vn) cho biết vừa hoàn thành clip thu âm ca khúc “Nơi đảo xa” (tác giả nhạc sỹ Thế Song), với gần 600 người thuộc nhiều thành phần xã hội tham gia hát ca khúc ý nghĩa này.
Đây là một trong chuỗi hoạt động của chương trình “Tháng Tám vì Trường Sa” do báo Tuổi Trẻvà VTC phối hợp tổ chức.
Theo Tuoitre
Biển Việt Blog sưu tầm
 

Bước đi mới của Trung Quốc qua sự cố Ấn Độ - Trung Quốc trên Biển Đông

Nhiều khi một sự kiện nhỏ mang ý nghĩa lớn. Sự cố ngày 22.7 vừa rồi trên Biển Đông, qua phân tích của nhà ngoại giao Nguyễn Ngọc Trường, là một trường hợp như vậy.
 

Philippines bắt tay Trung Quốc cùng thăm dò dầu khí ở Trường Sa

Chính phủ Philippines vừa trấn an người dân rằng nước này sẽ đạt “lợi ích tương xứng với Trung Quốc” trong dự án cùng thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
 

Việt Nam phản đối hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc

Trước hành động tầu thăm dò Tan Bao Hao (Trung Quốc) tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho hay đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc nêu rõ quan điểm của Việt Nam.
 

ĐAU ĐÁU HOÀNG SA

Kính tặng các chiến sĩ Hoàng Sa, Trường Sa…   

     Lệ thường, ngày nào cũng vậy, lão Ban lại ra biển. Không nhìn thấy biển là lão cảm thấy sao sao ấy. Lão dễ nổi cáu với vợ. Chỉ cần nhìn thấy biển, nhìn ra ngoài khơi xa là lão mới dịu đi những cáu ghét của cuộc đời. Lão đi biển không phải để nhìn thiên hạ tắm, không phải tập thể dục dưỡng sinh, cũng không phải bông lơn chọc ghẹo những mụ hồi xuân. Lão nhìn biển như thể cho vơi bớt nỗi lòng của mình, khi chẳng biết tỏ cùng ai. Thường là lão đi một mình. Nhưng lần này lại khác. Lão cùng thằng cháu nội ra biển chơi.
 

Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền Biển Đảo

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 

Tầu hải quân Mỹ thăm Việt Nam

Được phép của Chính phủ Việt Nam, sáng 15/7, đoàn tàu Hải quân Mỹ gồm các tàu khu trục USS Chung Hoon, USS Preble và tàu cứu hộ USNS Safeguard đã cập cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm thiện chí Việt Nam.
 

Giải quết tranh chấp Biển Đông trước tòa án quốc tế, Trung Quốc bất lợi

Quan hệ Trung Quốc - Philippines căng thẳng suốt thời gian qua, kể từ sau khi Manila cáo buộc các tàu của cường quốc châu Á đã ít nhất 9 lần xâm phạm các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.
 

Tầu Trung Quốc liên tục làm hại tầu và ngư dân Việt Nam

Sáng ngày 8.7, tin từ UBND huyện Lý Sơn cho hay, một tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn đang hành nghề trên biển thì bị một tàu vận tải của Trung Quốc tông chìm.
 

PetroVietnam giữ kế hoạch khai thác dầu khí biển Đông

Tập đoàn Dầu khí nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đã được quốc tế công nhận, vì vậy sẽ không thay đổi kế hoạch khai thác, thăm dò biển Đông, và đang cân nhắc mua lại cổ phần của đối tác nước ngoài muốn rút khỏi đây.

 

Tình thế lưỡng lan của Việt Nam và Philipines

Vấn đề là việc phối hợp giữa Việt Nam / Philippines đứng trước tình thế lưỡng nan (prisoner s'dilemma) là, nếu "anh" không sẵn sàng bảo vệ "tôi" khi tôi bị chèn ép, thì chính vì điều đó, tôi cũng sẽ không sẵn sàng bảo vệ anh, khi anh bị chèn ép.
 

Bệnh hoài cổ và lý sự của "đường lưỡi bò"

Nói về cái lý "nhắc đến tên tôi có nghĩa là của tôi" của Trung Quốc, một bình luận của độc giả trên tờ Economist mỉa mai: "Biển Nam Trung Hoa nên nó là của Trung Hoa? Vậy là Ấn Độ Dương sẽ thuộc về Ấn Độ? Nếu đó là thật, có lẽ các quốc gia khác cũng nên nghiêm túc xem xét việc thay đổi quốc danh... Về phần Trung Quốc, có lẽ họ sẽ muốn đổi tên nước thành "Thái Bình Dương."

 

Không nên lo lắng về Trung Quốc, tại sao?

Biển Việt Blog - Những diễn biến gần đây ở Biển Đông giữa Trung Quốc và hai nước Đông Nam Á khiến nhiều nhà quan sát lên tiếng cảnh báo. Tuy nhiên, một cuộc tranh chấp tương tự giữa Bắc Kinh và Tokyo cho thấy rằng, xung đột không phải là không thể tránh khỏi.
 

Học giả Việt Nam trả lời truyền hình Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông

Biển Việt Blog xin giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) của TS Vũ Cao Phan, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc như một góc nhìn cần tham khảo. Bài viết được đăng tải trên Tuần Việt Nam ngày 26/06/2011, mời xem chi tiết.
 
 
Nguồn tin : Vietnamnet; Dantri; Thanhnien; Tuoitre; VnExpress; Daidoanket; Tuanvietnam...
Copyright © 2011. Biển Việt - All Rights Reserved
Trung tâm thông tin - dữ liệu Biển Đông
Biển Việt Blog xây dựng dưới dạng một blog cá nhân