Mưu đồ leo thang của Trung Quốc

Leo thang & mưu đồ

Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc. Thế nhưng không vì thế mà chúng ta chấp nhận bằng mọi giá. Một đất nước có chủ quyền, giàu tinh thần độc lập, một dân tộc của tinh thần bất khuất, ý chí quật cường không bao giờ chịu khuất phục…
 

Gần 9 nghìn tầu cá Trung Quốc đổ bộ ra Biển Đông


Tàu cá Trung Quốc. Ảnh: THX

Mạng NetEase (Trung Quốc) hôm nay dẫn nguồn tin từ Nhật báo Hải Nam cho hay, 12h trưa nay, 8.994 tàu cá ở tỉnh Hải Nam sẽ đổ bộ ra Biển Đông đánh bắt cá. 
 

Trung Quốc ra sức biện minh cho Tam Sa



Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Canh Diên Sinh. Ảnh: BBC


Người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ ra sức biện minh cho động thái lập căn cứ quân sự ở hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông giữa lúc leo thang căng thẳng với Việt Nam và Phlippines.
 

Hàng loạt bản đồ Trung Quốc không hề nhắc tới Biển Đông


Hơn chục tấm bản đồ do chính người Trung Quốc và người Nhật vẽ cách đây từ 80 - 100 năm, đều cho thấy lãnh thổ Trung Quốc đến đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa vừa được thạc sĩ Chử Đình Phúc (Viện khoa học xã hội VN) công bố.

 

5 ngòi nổ trên Biển Đông


Đảo Ba Bình nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Maps.

Khi căng thẳng nổi lên, nhiều người e rằng Trung Quốc sẽ chèn ép các nước láng giềng để đảm bảo quyền tiếp cận nguồn tài nguyên khổng lồ ở Biển Đông, và việc họ mới lập "thành phố Tam Sa" xác nhận những e ngại đó.

 

Học giả Trung Quốc bác bỏ đường lưỡi bò


Lý Lệnh Hoa, một nhà nghiên cứu lâu năm về biển và luật biển, thẳng thắn chia sẻ quan điểm phản đối "đường lưỡi bò", và nói rằng Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, 66 tuổi, cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc . Ảnh: Blog.sina


 

Mỹ: Trung Quốc vi phạm luật quốc tế


Nghị sĩ Jim Webb của Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ cho rằng các hành động gần đây của Trung Quốc nhằm đơn phương khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông vi phạm luật quốc tế. 

Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Đông Á - Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ Jim Webb. Ảnh: TTXVN
 

Trung Quốc đem đảo nhỏ vào cuồng vọng lớn



Đảo nhỏ Phú Lâm ở giữa Biển Đông. Ảnh: wordpress



Trung Quốc cuối cùng đã thể hiện rõ tham vọng thống trị cả Biển Đông bằng những đội tàu đông đảo, các tiền đồn quân sự và một thành phố vội vã mọc lên trong chớp mắt.

 

'Tam Sa' là vô giá trị


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị. Ảnh: Minh Thăng

Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị.

 

Trung Quốc leo thang: bầu chủ tịch tam sa

Theo Mạng Tin tức Trung Quốc, "hội đồng nhân dân khóa I" của cái tam sa sáng 23/7 đã tổ chức phiên họp đầu tiên tại đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một hành động mang tính chất leo thang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

 

Biển Đông trong họa có phúc

Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác!
 

Trung Quốc ngày càng tăng áp lực với Việt Nam


Tàu Ngư chính 310 thuộc loại lớn nhất của Trung Quốc, thường hoạt động ở Biển Đông. Ảnh:Nddaily.


Việc Trung Quốc điều đội tàu cá và lập cơ sở đồn trú tại Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang cố ý tăng áp lực nhưng lại chưa sẵn sàng dùng vũ lực chống Việt Nam. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, trả lời VnExpress.
 

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa



Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.


 

Phản đối các hành động của Trung Quốc về "cái tam sa"


Binh lính quân đội Trung Quốc đang đóng chiếm trái phép trên quần đảo Hoàng Sa, ảnh sưu tầm

Tin tức từ báo chí Trung Quốc (TQ) ngày 21.7 tuyên truyền: Hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở cái gọi là tây sa (quần đảo Hoàng Sa của VN), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của VN) và Trung Sa đã đi bỏ phiếu bầu HĐND cái tam sa khóa 1.

 

Philippines phê phán Trung Quốc: đề xuất vũ trang ngư dân


Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

Philippines hôm qua tuyên bố việc một quan chức Trung Quốc đề nghị trang bị vũ khí cho các ngư dân trên những vùng nước có tranh chấp sẽ chỉ làm căng thẳng gia tăng.
 

Chiến lược 'nghìn vết cắt' của Trung Quốc trên Biển Đông


Bắc Kinh đang ngày càng lấn tới ở Biển Đông với lực lượng mới, chiến thuật mới, con đường mới. Cùng lúc, họ tăng cường hoạt động ở mọi mặt trận từ dân sự tới quân sự; từ trị sự hành chính tới ngoại giao để “bọc lót” cho những lý lẽ lịch sử mơ hồ mà họ luôn đem ra áp dụng cho các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

 

Báo quân đội Trung Quốc cảnh báo Philippines

Tàu “Ngư chính 310” Trung Quốc được tới vùng biển tranh chấp với Philippines. 

Nhật báo quân đội giải phóng Trung Hoa hôm nay cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào nhằm “chiếm” chủ quyền bãi đá Hoàng Nham sẽ không được chính phủ và người dân hay quân đội Trung Quốc chấp nhận.
 

TRUNG QUỐC LẠI VI PHẠM CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM


Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền

Việt Nam phản đối các hoạt động xâm phạm chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi nhiều quan chức Trung Quốc đến hoặc công bố các dự án đối với hai quần đảo. 

Hải quân Việt Nam đứng gác trên đảo Trường Sa Lớn, thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng
 
 
Nguồn tin : Vietnamnet; Dantri; Thanhnien; Tuoitre; VnExpress; Daidoanket; Tuanvietnam...
Copyright © 2011. Biển Việt - All Rights Reserved
Trung tâm thông tin - dữ liệu Biển Đông
Biển Việt Blog xây dựng dưới dạng một blog cá nhân